[tintuc]
Nhiều mẹ bầu cho rằng trứng vịt lộn sẽ giúp chân con dài, số khác thì cho là ăn trứng lộn khi mang thai, sinh con sẽ bị đốm bớt trên da. Vậy thì chị em có nên ăn trứng vịt lộn không mang thai không? Chúng ta cùng đến với tư vấn của BS khoa sản Trần Việt Cường, sẽ có giải đáp cho thắc mắc này.
Trao đổi với chúng tôi Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa sản Trần Việt Cường (Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho hay: “Không có chuyện ăn trứng vịt lộn là đẻ con chân dài hay da em bé bị nổi bớt. Trên thực tế không có và cũng không có nghiên cứu nào hay công trình khoa học nào chứng minh điều này”.
Nhiều mẹ bầu cho rằng trứng vịt lộn sẽ giúp chân con dài, số khác thì cho là ăn trứng lộn khi mang thai, sinh con sẽ bị đốm bớt trên da. Vậy thì chị em có nên ăn trứng vịt lộn không mang thai không? Chúng ta cùng đến với tư vấn của BS khoa sản Trần Việt Cường, sẽ có giải đáp cho thắc mắc này.
Trao đổi với chúng tôi Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa sản Trần Việt Cường (Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định) cho hay: “Không có chuyện ăn trứng vịt lộn là đẻ con chân dài hay da em bé bị nổi bớt. Trên thực tế không có và cũng không có nghiên cứu nào hay công trình khoa học nào chứng minh điều này”.
Theo bác sĩ Cường, trong thai kỳ bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
“Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm. Kể cả ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng với số lượng 1-2 quả cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều làm cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ và bé.”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Cường: “Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc. Còn bớt nổi trên da trẻ sơ sinh khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân và cách thức để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó. Có điều chúng ta biết rõ là vết bớt không phải là hậu quả của việc sợ hãi mà bà mẹ phải trải qua lúc mang thai hay do ăn trứng lộn”.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản khác, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi thường thì bà bầu khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa.
Phụ nữ khi mang thai cần ăn đủ các chất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bà bầu cần nhớ rằng “không chỉ ăn cho mình hay ăn theo ý thích mà phải ăn cho con”.
[/tintuc]
“Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm. Kể cả ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng với số lượng 1-2 quả cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều làm cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ và bé.”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Cường: “Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc. Còn bớt nổi trên da trẻ sơ sinh khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân và cách thức để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó. Có điều chúng ta biết rõ là vết bớt không phải là hậu quả của việc sợ hãi mà bà mẹ phải trải qua lúc mang thai hay do ăn trứng lộn”.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản khác, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi thường thì bà bầu khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa.
Phụ nữ khi mang thai cần ăn đủ các chất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bà bầu cần nhớ rằng “không chỉ ăn cho mình hay ăn theo ý thích mà phải ăn cho con”.
[/tintuc]