[tintuc]
Sau kỳ nghỉ Tết dài với đủ các loại thực phẩm giàu đạm, mỡ, đồ ngọt nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí biếng ăn khiến các bậc cha mẹ lo lắng.
Sau Tết, không ít các gia đình phàn nàn về thói quen ăn uống của trẻ đã thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng tiêu cực và phải mất thời gian điều chỉnh nề nếp ăn uống.
Dưới đây là một vài gợi ý từ Rubi Parties nhằm giúp các phụ huynh sớm lấy lại cân bằng trong thói quen ăn uống hàng ngày cho trẻ sau kỳ nghỉ Tết:
1. Bình tĩnh nhưng nghiêm khắc
Ngày Tết, bánh kẹo ngọt, đồ ăn ngon nhưng giàu đạm mỡ, chứa nhiều đường luôn luôn có ngay trước mặt trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ cũng trở nên dễ tính, không muốn nói to, quát mắng, ngăn cản sở thích của trẻ nên buông lỏng để con muốn ăn gì cũng đều chiều lòng. Hậu quả là ra Tết nhiều trẻ mè nheo, ăn vạ đòi cha mẹ phải cho bánh kẹo để ăn khi đói thay vì ăn cơm, cháo.
Trong những trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh, không nên thấy con khóc mà vội vàng ‘đầu hàng’ đáp ứng nhu cầu vì nếu chiều theo ý, bé sẽ hiểu rằng ‘Chỉ cần la khóc, mình sẽ có mọi thứ’.
Cha mẹ cần nhẹ nhàng giải thích cho bé rằng, việc ăn bánh kẹo quá nhiều sẽ làm hại đến sức khỏe. Thay vì ăn nhiều bánh kẹo, mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn khác đủ dinh dưỡng và bé cần hợp tác để ăn hết khẩu phần ăn của mình.
Ngoài ra, mẹ cần nghiêm khắc nói để bé biết rằng, kỳ nghỉ Tết đã thực sự kết thúc, tất cả mọi người đều phải quay trở lại với nhịp sống thường ngày, sinh hoạt điều độ thay vì nghỉ ngơi, vui chơi và tự do làm theo ý thích của mình như trong kỳ nghỉ Tết.
2. Cha mẹ cần làm gương
Bọn trẻ sẽ nghĩ gì nếu bố mẹ vẫn mang bia rượu trong Tết ra nhậu nhẹt trước mắt chúng, hay thực đơn thường ngày vẫn là những món ăn xuất hiện trong ngày Tết? Nếu bạn muốn các con sớm quay lại thói quen ăn uống hàng ngày thì chính mình cần làm gương cho con. Ngay từ trước Tết, chỉ nên mua số lượng thực phẩm vừa đủ ăn, sớm quay lại với thực đơn bữa ăn hàng ngày với đủ các nhóm chất đạm-đường-chất béo-vitamin và chất khoáng.
Cha mẹ còn cần làm gương từ những hành động nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày để con trẻ hiểu rằng, mọi thứ đã thay đổi, mọi người đều phải quay lại trường học, công sở để học tập và làm sau kỳ nghỉ Tết. Vì vậy không có lý do gì mình vẫn giữ thói quen ăn uống thích gì được nấy.
3. Sắp xếp lại đồ ăn thức uống
Các loại bánh kẹo, đồ ngọt còn dư thừa cần được cất gọn gàng, tránh xa tầm tay của trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ nên sắp xếp và vệ sinh tủ lạnh, loại bỏ đồ ăn tích trữ dài ngày còn lại, hàm lượng dinh dưỡng có các loại thực phẩm này đã giảm nhiều và có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu.
4. Ăn đủ và đúng bữa
Trong Tết đa số các gia đình đều bận rộn với việc đi chúc Tết họ hàng, du xuân nên thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đều bị xáo trộn. Vì thế, ngay sau Tết cha mẹ cần thiết lập lại thói quen ăn uống cho cả gia đình. Trẻ nhỏ nhất thiết cần ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, kèm các bữa phụ nhỏ để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời bổ sung lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong những ngày Tết kéo dài.
Việc duy trì ăn đúng giờ, đúng bữa sẽ sớm giúp trẻ lấy lại thói quen ăn uống hàng ngày.
Cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây sẽ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ
5. Bổ sung chất xơ
Hầu hết các bữa cơm ngày Tết đều bị thiết hụt một lượng lớn rau xanh, hoa quả tươi giàu chất xơ khiến nhiều trẻ nhỏ bị táo bón, khó tiêu. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý bổ sung một lượng chất xơ đều đặn trong bữa ăn thường ngày cho bé. Đừng quên cho bé uống thêm nước trái cây tươi hoặc những ly sữa chua ngon để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa ổn định.
7. Thuốc tẩy giun và men tiêu hóa
Đây là dịp đầu năm để các mẹ thực hiện việc tẩy giun định kỳ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định. Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện đau bụng nhẹ, táo bón có thể sử dụng men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng như đi ngoài tiêu chảy kéo dài, bụng đau, nôn và buồn nôn dữ dội, đi ngoài phân sống… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa.
[/tintuc]
Sau kỳ nghỉ Tết dài với đủ các loại thực phẩm giàu đạm, mỡ, đồ ngọt nhiều trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí biếng ăn khiến các bậc cha mẹ lo lắng.
Sau Tết, không ít các gia đình phàn nàn về thói quen ăn uống của trẻ đã thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng tiêu cực và phải mất thời gian điều chỉnh nề nếp ăn uống.
Dưới đây là một vài gợi ý từ Rubi Parties nhằm giúp các phụ huynh sớm lấy lại cân bằng trong thói quen ăn uống hàng ngày cho trẻ sau kỳ nghỉ Tết:
1. Bình tĩnh nhưng nghiêm khắc
Ngày Tết, bánh kẹo ngọt, đồ ăn ngon nhưng giàu đạm mỡ, chứa nhiều đường luôn luôn có ngay trước mặt trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ cũng trở nên dễ tính, không muốn nói to, quát mắng, ngăn cản sở thích của trẻ nên buông lỏng để con muốn ăn gì cũng đều chiều lòng. Hậu quả là ra Tết nhiều trẻ mè nheo, ăn vạ đòi cha mẹ phải cho bánh kẹo để ăn khi đói thay vì ăn cơm, cháo.
Trong những trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh, không nên thấy con khóc mà vội vàng ‘đầu hàng’ đáp ứng nhu cầu vì nếu chiều theo ý, bé sẽ hiểu rằng ‘Chỉ cần la khóc, mình sẽ có mọi thứ’.
Cha mẹ cần nhẹ nhàng giải thích cho bé rằng, việc ăn bánh kẹo quá nhiều sẽ làm hại đến sức khỏe. Thay vì ăn nhiều bánh kẹo, mẹ sẽ chuẩn bị những món ăn khác đủ dinh dưỡng và bé cần hợp tác để ăn hết khẩu phần ăn của mình.
Ngoài ra, mẹ cần nghiêm khắc nói để bé biết rằng, kỳ nghỉ Tết đã thực sự kết thúc, tất cả mọi người đều phải quay trở lại với nhịp sống thường ngày, sinh hoạt điều độ thay vì nghỉ ngơi, vui chơi và tự do làm theo ý thích của mình như trong kỳ nghỉ Tết.
2. Cha mẹ cần làm gương
Bọn trẻ sẽ nghĩ gì nếu bố mẹ vẫn mang bia rượu trong Tết ra nhậu nhẹt trước mắt chúng, hay thực đơn thường ngày vẫn là những món ăn xuất hiện trong ngày Tết? Nếu bạn muốn các con sớm quay lại thói quen ăn uống hàng ngày thì chính mình cần làm gương cho con. Ngay từ trước Tết, chỉ nên mua số lượng thực phẩm vừa đủ ăn, sớm quay lại với thực đơn bữa ăn hàng ngày với đủ các nhóm chất đạm-đường-chất béo-vitamin và chất khoáng.
Cha mẹ còn cần làm gương từ những hành động nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày để con trẻ hiểu rằng, mọi thứ đã thay đổi, mọi người đều phải quay lại trường học, công sở để học tập và làm sau kỳ nghỉ Tết. Vì vậy không có lý do gì mình vẫn giữ thói quen ăn uống thích gì được nấy.
3. Sắp xếp lại đồ ăn thức uống
Các loại bánh kẹo, đồ ngọt còn dư thừa cần được cất gọn gàng, tránh xa tầm tay của trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ nên sắp xếp và vệ sinh tủ lạnh, loại bỏ đồ ăn tích trữ dài ngày còn lại, hàm lượng dinh dưỡng có các loại thực phẩm này đã giảm nhiều và có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa yếu.
4. Ăn đủ và đúng bữa
Trong Tết đa số các gia đình đều bận rộn với việc đi chúc Tết họ hàng, du xuân nên thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đều bị xáo trộn. Vì thế, ngay sau Tết cha mẹ cần thiết lập lại thói quen ăn uống cho cả gia đình. Trẻ nhỏ nhất thiết cần ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, kèm các bữa phụ nhỏ để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời bổ sung lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong những ngày Tết kéo dài.
Việc duy trì ăn đúng giờ, đúng bữa sẽ sớm giúp trẻ lấy lại thói quen ăn uống hàng ngày.
Cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây sẽ kích thích hệ tiêu hóa của trẻ
5. Bổ sung chất xơ
Hầu hết các bữa cơm ngày Tết đều bị thiết hụt một lượng lớn rau xanh, hoa quả tươi giàu chất xơ khiến nhiều trẻ nhỏ bị táo bón, khó tiêu. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý bổ sung một lượng chất xơ đều đặn trong bữa ăn thường ngày cho bé. Đừng quên cho bé uống thêm nước trái cây tươi hoặc những ly sữa chua ngon để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa ổn định.
7. Thuốc tẩy giun và men tiêu hóa
Đây là dịp đầu năm để các mẹ thực hiện việc tẩy giun định kỳ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định. Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện đau bụng nhẹ, táo bón có thể sử dụng men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng như đi ngoài tiêu chảy kéo dài, bụng đau, nôn và buồn nôn dữ dội, đi ngoài phân sống… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa.
[/tintuc]